Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010

Căn bản về nhiếp ảnh trong studio.

Căn bản về nhiếp ảnh trong studio.

Căn bản về nhiếp ảnh trong studio là một sưu tầm kinh nghiệm của một người bạn trong nhóm nhiếp ảnh tôi quen ở Mỹ. Anh ta sưu tầm các kinh nghiệm từ nhiều nguồn tư liệu để tự học và làm studio ở nhà. Mục đích tôi dịch và đăng lên là để tham khảo, còn thực tế ra sao thì nhờ các anh đã từng chụp studio giúp thêm.
Sau đây là phần mục lục:

1. Tìm hiểu về ánh sáng

1. Góc độ

2. Độ sáng

3. Chất lượng

2. Chủ thể

1. Người mẫu

2. Đồ vật

3. Mẫu giả

4. Trang điểm căn bản

5. Trang điểm từng bước

3. Dụng cụ

1. An toàn

2. Máy ảnh và chân chống

3. Đo sáng từ máy ảnh

4. Máy đo sáng

5. Một số loại đèn nóng

6. Thử nghiệm với đèn nóng

7. Đèn trên vòng tròn (ring of lights)

8. Thiết bị giảm dần cường độ sáng

9. Lọc ánh sáng

10. Transmission diffusers

11. Reflective diffusers

12.

13. Chân đèn và càng

14. Phông nền

4. Tạo dáng

1. Vị trí đầu

2. Vị trí thân mình

3. Bài tập về vị trí

4. Chụp ảnh bất ngờ

5. Thiết kế studio

1. Vị trí máy

2. Đèn chính

3. Chiều hướng đèn

4. Bài tập về chiều hướng đèn

5. Điều chỉnh cường độ sáng

6. Bài tập điều chỉnh cường độ sáng

7. Quản lý độ mềm của ánh sáng

8. Bài tập về độ mềm của ánh sáng

9. Đèn fill-light

10. Bài tập về đèn fill-light

11. Đèn tạo ấn tượng (phông nền và tóc)

12. Bài tập về đèn tạo ấn tượng

6. Sắp đặt đèn nhấn

1. Ánh sáng ngắn để chụp đầu

2. Ánh sáng rộng để chụp đầu

3. Ánh sáng bươm bướm để chụp đầu

4. Ánh sáng phẳng

5. Ánh sáng thời trang

6. Ánh sáng kiểu mẫu (glamour)

7. Bài tập thiết kế ánh sáng

2. 1. Tìm hiểu về ánh sáng

a. Góc độ


Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thấy ánh sáng đến từ nhiều góc độ khác nhau. Nguồn ánh sáng chính, từ mặt trời, đến từ nhiều góc độ khác nhau tùy thời điểm như giữa trưa, hay từ sáng sớm đế chiều tối.
Bên trong nhà, ánh sáng luồn qua cửa sổ cũng có thể vào từ nhiều góc độ khác nhau, chưa kể đến những trường hợp phức tạp của nhiều nguồn ánh sáng khác có sẳn ở trong nhà và rồi cái gì sẻ ảnh hưởng đến góc độ ánh sáng khi nó đụng vào tấm kính hay bức tường trắng.
Bởi vì con người và vật thể có hình dáng bất định, các góc độ ánh sáng khác nhau sẻ tạo cảm giác khác nhau trong mắt người xem.
Ví dụ, ánh sáng từ góc độ thấp vào buổi sáng sớm và chiều tà, sẽ làm cho bóng dài hơn.
Bóng càng dài hơn nhấn lên hình thể và cấu trúc, ví thế, người ta có thể thấy từng cọng cỏ dể dàng hơn, bởi vì độ tương phản với bóng nhiều hơn.
Cũng có những trường hợp mà nét trên mặt được làm rỏ lên nhờ góc độ ánh sáng thấp. Những đường nét mà chúng ta muốn thấy như má lúm đồng tiền hay những đường nét mà đôi khi ta ít muốn thấy như nếp nhăn.
Những góc độ ánh sáng mà chúng ta không quen nhìn trong cuộc sống hàng ngày có thể có vẻ xa lạ, quái đản, và đôi khi dễ sợ như khi bọn trẻ đặt đèn pin dưới cằm.
Hiểu được góc độ ánh sáng, làm thế nào để đạt được cấu tạo ánh sáng trên con người và đố vật là một biệt tài trong nhiếp ảnh trong studio.
Nó cho phép ta thực hiện được các thao tác như nhấn để thể hiện chi tiết trên mảng có sọc dây mỏng bằng cách đặt ánh sáng thấp và gần bề mặt phẳng của những sọc dây.
Hơn nữa góc độ ánh sáng được tính so với chủ thể và máy ảnh.
Cho nên với củng nguồn ánh sáng, cùng góc độ cũng có thể biểu hiện khác nhau, nếu chủ thể được di chuyển một chút xíu hay góc độ máy ảnh được điều chỉnh chút xíu.
Vậy thì, làm sao chúng ta có thể tìm hiểu về góc độ và hiệu quả?
Một số có thể học hỏi, nhưng đa số là do sự quan sát và thử nghiệm.
Dành thời gian để nhìn vào con người, vật thể, và hiệu quả of ánh sáng từ các góc độ khác nhau. Đem kiến thức đó vào nhận thức.
Trong thời gian ngắn bạn sẽ nhận ra mình tự nhủ những câu như, "Wow, nhìn cái bóng đổ dài kìa", "Nhìn cách nó làm nổi chi tiết của cái cây và mấy ngọn cỏ cao".
Hay ngược lại, "Cái bóng đổ quá đậm, độ sáng tối quá chát, tôi cần trởi lại lúc khác để chụp ảnh này khi mà góc độ ánh sáng tốt hơn."
Hay thậm chí hay hơn, "Góc độ ánh sáng mạnh quá trên cái tòa nhà này chụp từ góc độ này. Tôi cần đi qua mặt kia tòa nhà bởi vì góc độ ánh sáng sẽ được như ý hơn"
Hay ở trong studio, "Bạn có thể quay đầu về bên trái một tý để chúng ta có góc độ ánh sáng tốt hơn trên mặt bạn? "

1. 1. Tìm hiểu về ánh sáng (tiếp theo)

b. Độ sáng


Độ sáng là gì?
Đôi khi lúc chúng ta ở ngoài trời, chúng ta hay nói câu như :"Ôi, hôm nay trời nắng sáng quá, tôi phải lấy kính râm ra"
Độ sáng hay cường độ sáng là nói đến cường độ phát quang từ một nguồn sáng.
Để đơn giản hóa, ta có thể tính cường độ sáng với năng lượng điện một cái bóng đèn cần để cho phát sáng. Thế nên, một bóng đèn 100 watt sẻ tỏa sáng hơn một bóng đèn 60 watt.
Độ rực rở cũng thay đổi tùy theo nguồn sáng này qua nguồn sáng khác phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của chúng hoán chuyện điện ra ánh sáng. Độ sáng của bóng đèn được in lên hộp bóng đèn như cường độ sáng. Ví dụ một bóng 150 watt của hãng GE ánh sáng trắng có cường độ sáng trung bình 2790, trong khi đó thì một bóng đèn 150 watt của hãng Edison bóng halogen chỉ có cường độ sáng 2430. Một cách dễ dàng để điều chỉnh độ sáng của một nguồn sáng cố định là thay đổi bóng đèn bằng bóng sáng hơn hay lu mờ hơn.

Ghi chú: Kiểu bóng đèn dùng trong studio được gọi là đèn nóng, vì chúng tăng nhiệt độ và làm nóng studio.

Đèn strobe cho studio (đèn flash chiếu sáng hơn độ sáng bình thường dùng trong studio) cũng được sản xuất ở nhiều độ sáng khác nhau. Thông thường độ sáng của chúng phụ thuộc vào kích thước của đèn flash và số lượng của capacitor dùng để chứa năng lượng để phát sáng cho đèn.
Ghi chú: Đèn strobe cho studio, một loại đèn flash hình ống sẽ được giải thích thêm trong chương về đèn studio.

Amateu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét