Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

STUDIO - STROBIST và Các Vấn Đề Về Ánh Sáng

STUDIO - STROBIST và Các Vấn Đề Về Ánh Sáng .

Thấy mấy ngày ngay nhiều bác quan tâm đến Strobist và Studio nên tôi viết topic nay với mục đích giúp những ai còn rụt rè với Flash và Studio mạnh dạn hơn với thứ ánh sáng nhân tạo này. Tuy nhiên muốn mọi người sử dụng hiệu quả hơn các thiết bị về ánh sáng , đồng thời có những bức ảnh thoát ra khỏi cái cảnh "trắng mặt ăn tiền" và ảnh " lưu niệm", tôi sẽ viết thêm vài dòng thật căn bản nhưng tôi nghĩ nó thật cần thiết về các vấn đề ánh sáng của flash. Tôi xác định sẽ viết hơi lếu láo và cực đoạn 1 chút để dễ nhớ nên mọi người có thể góp ý nếu thấy không thích hợp .
PHẦN 1: f/3.2 ; f/3.5: f/4.5; f5.0 f/6.3, f/9; f/10 v.v.v là cái chết tiệt gì ?
Bạn nghĩ trình độ của bạn đã được coi là Pro ? Bạn đã nắm vững các quy tắc ánh sáng ? Rất đơn giản. Hãy làm 1 cái test:
1. Bạn có
10 giây để trả lời lớn tiếng câu hỏi sau:
Hãy đọc tên các khẩu độ bạn biết từ f22 trở xuống , và đọc ngược trở lên ?
2. Bạn có
5 giây để trả lời lớn tiếng câu hỏi kế tiếp này :
f4 khép thêm 3 khẩu là f mấy? f22 mở thêm 2 khẩu là f mấy ?
3. Bạn có
10 giây để trả lời :
Ta đang ở f8, ta mở khẩu xuống f4 là ta đã để mấy lần lượng ánh sáng vào sensor ? lượng sáng vào gấp đôi? gấp 3 gấp 4 hay gấp 6 lần? Nếu ta đang ở f4 và ta khép khẩu xuống 5.6 thì ta cắt lượng ánh sáng vào sensor đi bao nhiêu lần ? còn lại 1 nữa lượng ánh sáng ? còn lại 1/3 lượng ánh sáng ?
Vâng ! Tôi chẳng cần biết câu trả lời của bạn như thế nào , chỉ có mình bạn biết . Tôi chỉ nói rằng tôi sẽ nể bạn rất nhiều nếu phần trả lời của bạn ở câu 1 không có các con số như f/3.2 ; f/3.5: f/4.5; f5.0 f/6.3, f/9; f/10 ... Và càng nể hơn nữa nếu bạn trả lời chính xác câu 2 và 3 trong tictac.
Kết luận của tôi là : máy ảnh số ngày nay đem lại tiện lợi hơn cho các photographers nhưng lại làm rối đi những người bắt đầu chụp ảnh từ thời Digital.
Nếu có ai tự xưng là Pro mà khuyên tôi 1 câu hỏi đại loại như: " Trong trường hợp này, mày nên khép khẩu xuống f9 hoặc f10" tôi sẽ trả lời lại bằng 1 câu hỏi : " f9 ; f10 là cái chết tiệt gì?"
Hãy cố gắng trả lời cho đúng và nhanh trước khi qua phần tiếp theo , và hãy cố quên đi các con số vớ vẩn chỉ 1/3 khẩu như trên đi nhé .

em hiểu dụng ý của Bow, mạn phép em đưa câu trả lời của em(ko dám nhận là Pro bác hỏi tới đâu em sẽ cố gắng tới đó chưa biết chỗ nào sẽ cố lục sách để trả lời đúng chủ ý của bác )

1. cứ lấy F-stop 1.4 làm mốc em cứ nhân cho "Căn 2" thì sẽ ra các con số tương ứng cho từng f- Stop, rùi lấy từng f-stop sau trừ f-stop trước chia cho 3 rùi cộng dần cho f-stop, cứ thế ta sẽ phát sinh dc 1 dãy số.

2. F4 khép 3 khẩu = F22 mở 2 khẩu = F11

3. F8->F4 : lượng sáng vào tăng gấp 4, F4 lên 5.6 thì giảm chỉ còn 1/2.

chú thích dùm : khi sản xuất ống kiếng, ng ta dụng ý mỗi 1 khẩu thì sẽ tăng giảm lượng sáng gấp đôi.

mà ng ta lại chủ ý dùng kí hiệu F.xxx với XXX là tỉ lệ giữa "Đường kính" và "tiêu cự"

muốn tăng hay giảm lượng sáng gấp đôi thì diện tích mặt lộ sáng phải tăng hay giảm gấp đôi

mà theo công thức thì đường tròn nó có diện tích là RxRx3.14 = D/2 x D/2 * 3.14 (D là bán kinh và R là đường kính)

=> Diện tích tăng hay giảm gấp đôi thì D tăng hay giảm "Căn 2"

=> tỉ lệ cũng theo đó tăng hay giảm "Căn 2" khi thay đổi đường kính lộ sáng

@Pro-K: Bác rất thông minh và hiểu biết nhưng bác chưa hiểu dụng ý của em.

Em ra thời gian vài giây là chỉ mong người có thể thuộc lòng các con số 1.4; 2 ; 4; 5.6; 8; 11 ; 16; 22.... là các bước của 1 stop và mỗi 1 stop là lượng ánh sáng tăng giảm gấp đôi / một nữa. Chứ vài giây mà tính nào là căn, đường kính , bán kính như bác thì thời gian đâu mà chụp ảnh hả bác ?

Bác đọc các phần tiếp theo của em sẽ hiểu mục đích em viết phần 1 này

PHẦN 2 : OPEN SHADE.

Có 3 phần bác TheAmateur đã viết trong 1 topic nào đó nhưng tôi thấy ít người để ý , mặc dù 3 phần đó là 3 phần cực kì quan trong, không thể lơ là trong ảnh chân dung nói chung và trong flash nói riêng:

1. Quality of Light ( Chất lượng ánh sáng): Như là soft mịn , hash gắt ..
2. Quantity of Light ( lượng ánh sáng ), mạnh yếu , nhiều ít, rộng hẹp....
3. Direction of Light ( Hướng ánh sáng ) ánh sáng ven , ánh sáng đập thẳng vào mặt theo kiểu trắng mặt ăn tiền, Ánh sáng từ trên xuống làm tối 2 cái hốc mắt, hay ánh sáng từ dưới cằm chiếu lên như phim ma hay dùng....


Có nhiều người thường nói trời mây là trời đẹp nhất để chụp chân dung, vì ánh sáng mặt trời không chiếu thẳng vào mặt , không gây gắt ( hash) , vì mây đã cản ánh sáng mặt trời nên ánh sáng từ xung quanh tỏa vào mặt người mẫu nhìn rất mịn và đẹp ( quality-chất lượng ánh sáng) . Nhưng tôi không cho rằng đó là ánh sáng mà tôi muốn , Và tôi cho rằng đó không phải là ánh sáng đẹp nhất để chụp chân dung. Vì quan niệm của riêng tôi ánh sáng Open Shade như sau mới là ánh sáng mà tôi muốn khi chụp chân dung không Flash:

Open Shade:
Trời đang nắng gắt bạn nép vào 1 tòa nhà , rất mát , rất sáng , không có gì che trên đầu bạn nhưng mặt trời không thể chiếu thẳng vào bạn vì vướng tòa nhà , do đó bạn cũng không thể thấy mặt trời . đó chính là Open Shade .

Cách chụp chân dung dưới Open Shade:

Dù là chụp ở bất cứ điều kiện ánh sáng nào và bất cứ ở đâu 1 điều không thể không lưu ý chính là
Modeling

Modeling đây không phải là cái đèn tungsten của strobe , mà là độ chuyển , sự chệnh lệnh giữa 2 vùng ánh sáng trên mặt mẫu : Shadows và Highlights.

Ta có thể tao
Modeling bằng cách nào? Bằng cách xác định Ratio ,là tỉ lệ giữa 2 vùng sáng tối trên mặt mẫu . Ví dụ má bên trái của mẫu hứng sáng nhiều hơn bên phải 1 khẩu thì ta có tỉ lệ Ratio 1:2 . nhiều hơn 2 khẩu ta có tỉ lệ Ratio 1:4.....

Ví dụ bạn đo sáng vào 2 vùng má trên mặt mẫu đều là f5.6 , nghĩa là bạn có ratio 1:1 . Bạn muốn có Ratio 1:2 ( 1 khẩu chênh lệch ) thì bạn dùng cái bản đen để "hắt bóng tối " vào 1 bên má của mẫu sao cho bên đó đo sáng được là f4 ( chính vì tối hơn nên mới cần f4) f4 tới f5.6 là 1 stop nên bạn đã có Ratio 1:2.

Ví dụ sau khi bạn đo sáng vào vùng highlights của mẫu là f4, có 1 Art Director ( ví dụ cho oai ) bảo bạn rằng ông ta muốn ánh sáng với Ratio 1:4 ( 2 khẩu chênh lệch ), bạn phải nghĩ ngay trong tic tac đến con số f2 và f8 là 2 con số chênh lệch 2 khẩu so với f4. Hy vọng là không ai đếm mấy con số vớ vẫn bullshit như 4.5 ; 3.5 v.v.v ( Đó là lý do tôi viết phần 1)

Còn vì sao phải nhớ cả 2 con số f2 và f8 mà không phải là 1 con số f2, tôi sẽ giải thích khi đi qua phần Studio Lighting và Light Metter.

Còn 1 điều chắc ai cũng biết nhưng tôi vẫn nhắc , đó là luôn chụp với những gì ta đo sáng được từ vùng sáng của mẫu ( không phải vùng tối, vì vùng tối luôn luôn là vùng Under Expose)


*Chụp mẫu nữ ta nên chụp từ 1/2 cho tới 1 khẩu chênh lệch ( Ratio1:1.5 và 1:2 ), chụp mẫu nam ta nên chụp chênh lệch từ 2 khẩu trở lên ( Ratio 1:4 ) với tỉ lệ như vậy thì nữ nhìn ít nếp nhăn trên mặt hơn, giúp mặt lán mịn hơn , trong khi nam thì cơ kiết sẽ gồ ghề , nam tính hơn , phong trần hơn :

Ngày nay nhiều hội nhóm băng đảng đi chụp ảnh thường vác theo nào là flash nào là hắt sáng trắng , bạc, vàng đủ cả , Đem theo để làm gì vậy ? tôi chưa thấy ai ( có thể có nhưng ít) vác theo cái
"hắt sáng" màu đen nào cả. Ta có thể dùng cái "hắt sáng" màu đen để "hắt" màu đen ( vùng tối) vào một bên má của mẫu để có cái Ratio như ý muốn. Đây là cách tránh bị gọi là "trắng mặt ăn tiền"

Cái "hắt sáng" màu đen này có thể là một tờ giấy nhám hoặc là cái bìa carton hay bất cứ thứ gì màu đen , vì màu đen là màu hấp thụ ánh sáng , không phản lại ánh sáng như màu trắng. Từ " hắt sáng" chỉ là gọi cho dễ liên tưởng chứ thực chất nó cản bớt ánh sáng môi trường xung quanh ( ambient light) vào má của mẫu . Cho nên:

Hắt sáng màu đen càng kê gần mẫu thì vùng tối trên má mẫu càng đậm và ngược lại.

Tấm này tôi có 1 tấm bảng đen bên má phải của mẫu , nó làm tăng thêm ratio mà tôi muốn :

Một tấm ảnh đẹp phụ thuộc ở rất nhiều yếu tố , nhưng hầu như mỗi khi tôi xem 1 tấm ảnh chân dung tôi đều tìm hiểu 4 yếu tố mà tôi đã bàn ở trên :

1.Chất lượng AS
2.Lượng AS
3.HướngAS
4.Modeling và Ratio

Đó là 4 yếu tố căn bản để tôi
chụp ảnh, xem ảnh chỉnh sửa ảnh trong Photoshop

Hãy chủ động tạo Ratio cho ảnh chân dung của bạn bằng cái hắt sáng đen dựa trên các con số khẩu độ chính thức nhé ( còn nhớ phần 1 kô ?heheh)

PHẦN 3: CHÂN DUNG VỚI FLASH

Tôi không bàn nhiều về các vấn đề cơ bản của Flash như ETTL là gì ? Cái gì là First Curtain, Second Curtain ....mà tôi xin đi thẳng vào các vấn đề về ánh sáng đối với Flash Photography. Bạn nào chưa rõ thì có thể tìm hiểu qua các bài viết của bác Atkinson.

Tôi chỉ hy vọng khi mọi người đọc đến câu này của tôi thì tất cả đều biết chính xác
Sync Speed trong camera của bạn là bao nhiêu. Mỗi Camera có Sync Speed khác nhau, Các Camera bây giờ thường là 1/250 hay 1/500. Đó là tốc độ tối đa bạn có thể chụp với Flash. Nếu bạn chưa biết Synce Speed của máy bạn là bao nhiêu thì hay tìm con số đó trước khi đọc tiếp nhé.


Tôi cần bạn quên đi 2 điều và nhớ 2 điều :

Điều cần quên 1:

Bạn làm ơn quên đi 2 cái từ mà tôi cho là cực kì vớ vẩn đó là : Fill Flash . Fill Flash là cái quái gì chứ ? Cái ta cần là control ánh sáng cho chủ thể trong sự kết hợp với các ambient light ( ánh sáng môi trường xung quanh ) khác nhau.

Điều cần quên 2:

Làm ơn quên đi mấy con số vớ vẩn về tốc độ như như 1/40s ;1/50 ; 1/100 ; 1/160. Hãy ráng nhớ các con số chỉ tốc độ chính quy với giá trị chênh nhau 1 stop . ví dụ 1/15---1/30--1/60----1/125----1/250 ---1/500

Ai cũng biết tốc độ ( shutter speed) ảnh hưởng đến sáng tối của ambient light , của background. Nhưng khi ta chơi strobist , flash, hay strobe thì ta cần control nó 1 cách chính xác chứ không phải là cảm tính .vi1 dụ backround và mẫu chênh nhau mấy khẩu , Ratio trên mặt mẫu là bao nhiêu ?

Điều cần nhớ 1 :

Khi chụp với Flash không bao giờ để tốc độ cao hơn giá trị sync speed trong camera của bạn. Nếu chụp ra thấy 1 phần ảnh hoặc toàn ảnh đen thui thì nhớ điều này nhé.

Điều cần nhớ 2:

Khẩu độ chính là mối quan hệ duy nhất khi chụp với Flash để chủ thể đúng sáng với flash hay không. Khẩu độ cũng là yếu tố quyết định để toàn ảnh có đúng expose hay không . Bạn chụp với 1 cái flash rời. Ảnh chụp ra bị cháy vì ánh sáng quá flash quá mạnh, dù bạn có tăng Tốc độ đến maximum ( Sync Speed) thì nó vẫn cháy, Việc bạn cần là khép khẩu, hoặc giảm power trên Flash ( chế độ manual), hoặc đem dời cái flash ra xa chủ thể hơn.


Vấn đề thiết bị
Flash on Camera ( gắn trên máy ) hay Off Camera ( rời ) gì thì mục đích cuối cùng cũng là control ánh sáng theo ý ta, nên ta không cần các Flash mắc tiền có E-TTL như 580ex hay sb800 để làm gì. Ta chỉ cần 1 cái flash có thể Adjust Power manually . Thậm chí Flash không có chế độ Manual ta vẫn có thể control được Power của nó bằng vài cách như gắn diffuser hay dơi flash ra xa chủ thể .

Ta dùng Flash rời là để diều chỉnh Direction of Light ( Hướng AS), Ta gắn thêm dù , thêm softbox vào cũng chỉ là muốn điều chỉnh Quality of Light-Modeling ( Chất lượng AS), Ta cần Manual Flash là để điều chỉnh Quantity of Light ( Số lượng AS), ta dùng thêm Reflector hoặc Flash thứ 2 là để điều chỉnh Ratio ( tỷ lệ 2 vùng sáng tối trên mặt mẫu )

Còn làm sao để nó fire khi nằm rời Flash , cái này thì có nhiều topic đã viết . Tôi không đề cập nhiều mà chỉ muốn đi vào các vấn đề của ánh sáng. Tóm lại cách rẽ tiền mà hiệu quả nhất vẫn là 1 cái flash rẽ tiền như Vivitar 285hv với manual power giá 80usd, một bộ trigger với vài cái receiver TQ giá vài trăm ngàn VND.
1 thiết bị nữa tôi thật sự khuyên mọi người, những ai muốn chơi Flash và Studio 1 cách nghiêm túc và chuyên nghiệp nên mua , đó chính là cái Light Meter ( đo sáng rời ) . Tại sao phải cần 1 cái đo sáng qua đắt tiền trong khi với 140usd ta có thể có 1 cái Sekonic L-308s với các đầy đủ chức năng đo sáng như : ambient, EV, flash , Flash với sync cord, reflection ( cái reflection này dùng tạm thay thế các loại spot mettering đắt tiền khác ) . Tôi sẽ nói về tầm quan trong của nó trong studio sau.

PHẦN 3-A Quantity Of Light ( Số Lượng Ánh Sáng )

Bạn hãy tạm quên chuyện cái Flash đang nằm trên camera ( On Camera) hay rời camera ( Off Camera) vì chuyện đó không quan trọng về vấn đề kỹ thuật, nó chỉ là Hướng AS ( Direction of Light)

Thực hành số 1 : CHÂN DUNG NGOÀI TRỜI :

Ở Post trước tôi có nói đến cách chụp cảm tính ( không chuyên nghiệp) vì có 1 thao tác quan trọng nhưng rất ít ai làm khi chụp chân dung ngoài trời đó là đo sáng Ambient Light.

Bạn đặt mẫu đứng giữa trời , mặt trời có thể đứng sau lưng hoặc bên hông mẫu. Bạn sẽ chụp như thế nào đây ? bạn dùng flash bao nhiêu?

Bước 1: Hãy khoan bật Flash . Đo sáng cho ambient light trước . Ví dụ bạn đo sáng cho background là f/22 - 1/60s. Nếu chụp với giá trị này background sẽ đúng sáng còn mẫu thì tối thui. Ta cứ chụp thử 1 tấm , tấm này gọi là tấm "Before".

( xin nhắc lại là có đo sáng rời thì tốt , không thì đo sáng bằng camera cũng chẳng sao)

Bước 2 : Bạn chỉnh power cho flash ( cường độ sáng ) manual sao cho giá trị của lượng sáng đánh ra tương đương với f/22 để đúng sáng cho mẫu . Nếu có máy đo sáng rời ( Light meter ) thì công việc dễ dàng hơn nhiều so với check LCD của Camera.

Các giá trị khi chỉnh Manual cho flash thường là 1/1 ( full power) ; 1/2 ( giảm đi 1 nữa lượng sáng ) 1/4 (cắt thêm 1 nữa lượng sáng nữa ); 1/8 ; 1/16 ; 1/32 ; 1/64 ; 1/125 ...) Các giá trị đó ta cứ tạm gọi là 1 khẩu . Các Flash dắt tiền ngày nay ta có thể điều chỉnh từng 1/3 khẩu . Nhưng hãy nhớ các con số trên là các giá trị cắt giảm 1 nữa hoặc tăng ánh sáng gấp đôi.

Bước 3: Sau khi set Flash đúng sáng cho mặt mẫu thì lúc này ta sẽ chụp thử 1 tấm . Ảnh này sẽ với background giống như background ở tấm "Before" nhưng lúc này mẫu đã không còn tối nữa mà đã đúng sáng nhờ vào Flash. Tấm này đã đẹp rồi Nhưng tấm này chưa gọi là tấm "After". Vì sao?

Bạn có thật sự muốn ánh sáng như vậy không? Các Fashion Photographers thường muốn ánh sáng của Background tối hơn, để ảnh nhìn kịch tính hơn . Ví dụ như mây trời xám xịt âm u, mây nổi cuồn cuộn.v.v.v ( mặc dù trời đang rất đẹp )

Muốn vậy bạn sẽ phải làm cho Background trở nên Under Expose. Nhưng Under Expose bao nhiêu khẩu ? Ai chả biết là tăng giảm tốc độ là ảnh hưởng đến ánh sáng ambient , background. Nhưng tôi muốn biết chính xác bao nhiêu khẩu ? Chứ không phải chỉ là cảm tính . Bạn đi chụp ảnh thời trang ngoài trời, Art Director nói rằng ông ta muốn bầu trời tối hơn mẫu chừng 2 khẩu . Chẳng lẻ bạn hỏi ngược lại rằng tối hơn 2 khẩu là tối hơn bao nhiêu ?Đó cũng chính là lý do mà tôi viết phần 1 Ở đây tôi xin lấy ví dụ 2 khẩu . Có nghĩa là bạn phải đẩy tốc độ từ 1/60 đi qua 1/125 và lên tới 1/250 = 2 stop . Đừng đụng khẩu độ vì khẩu 22 đó đang cho mẫu của bạn đúng sáng với flash. Nếu đụng vào khẩu độ , bạn sẽ phải diều chỉnh lại cường độ sáng của Flash. Hãy chụp lại 1 tấm với vẫn khẩu độ đó và tốc độ đã thay đổi.
Có thể đây mới chính là tấm " After" mà bạn muốn chụp.

Tấm này tôi chụp với background Under Expose 2 stop

Các vấn đề nãy sinh và giới hạn :

- Bạn muốn làm under expose background nhưng cũng chỉ Under tới 1 giới hạn nào đó . Giới hạn đó từ đâu ra?
Thứ nhất là từ Camera :Bạn đã đẩy tốc độ lên đến mức tối đa nhưng trời vẫn sáng , chưa tối như ý bạm muốn ( sync speed của camera thấp, ví dụ chỉ tới 1/250 thôi ). Buộc lòng bạn phải khép khẩu, để toàn ảnh tối hơn, nhưng khi khép khẩu đến khi background tối như ý bạn (ví dụ như khẩu 22), thì người mẫu cũng sẽ tối theo. Bạn muốn người mẫu sáng hơn ? Bạn tăng power cho đèn. Nhưng nếu tăng hết cỡ ( 1/1 full power) mà vẫn tối, ánh sáng flash không đủ sáng để làm rõ chủ thể ( người mẫu ) thì giới hạn thứ hai đó chính là từ cái Flash của bạn không đủ "mạnh".



Bạn có thể dùng 1 flash và 1 dù chụp ảnh như trong Studio được không ? Câu hỏi này có nghĩa là bạn có thể chụp tấm ảnh với 100% ánh sáng từ 1 Flash mà không có phần trăm ambient nào trong đó không? Cũng có nghĩa là 1 cái flash bình thường như 580ex có đủ mạnh để chụp studio không ? Câu trả lời là hoàn toàn có thể , Thậm chí còn có thể chụp highkey rất dễ dàng :

Xin lưu ý là Nếu bạn dùng các transmitters và receivers rẽ tiền ( ví dụ như Cactus) thì chưa chắc Sync Speed của bạn lên tới nổi con số mặc định của Camera. Hãy tìm hiểu xem bộ trigger của bạn có thể chụp

lên tới tốc độ bao nhiêu trong phạm vi sync speed mà không bị đen 1 phần của cạnh ảnh .

PHẦN 3-B: Direction Of Light - Hướng Ánh Sáng

Nếu bạn đã đọc qua phần 1 bạn cũng đã có 1 phần khái niệm về hướng ánh sáng. Chính vì chúng ta muốn làm chủ được hướng ánh sáng nên ta mới phải dùng Off Camera Flash.

Khi ta xem ảnh và chụp ảnh để xác định được Hướng Ánh Sáng ta phải nhìn vào Shadows, Bóng Đổ, Phần Tối của ánh sáng Flash để biết được ánh sáng đó từ đâu tới.

Có vài Hướng ánh sáng căn bản như :
-Butterfly Lighting.
-Loop Lighting.
-Rembrandt Lighting.
-Split Lighting.
-Rim Light.
Mọi người có thể xem bài viết này của sư phụ Hà để biết thêm về các hướng ánh sáng căn bản :
Link

Ảnh này ai nhìn vào cũng biết tôi đánh sáng từ bên phải qua, đèn đặt cao hơn mặt mẫu 1 chút:

Ngoài ra cẫn có thể dùng thêm 1 đèn nữa để đánh chếch từ phía sau mẫu tới để tạo Rim Light. Rim Light này thường dùng để tách phần shadows, Phần tối của mẫu ra kỏi background tối hoặc chỉ đơn giản là là thêm phong phú cho ánh sáng của ảnh.

Ta cũng có thể dùng 1 đèn như trên nhưng thêm 1 cái reflector thể tạo thêm 1 phần ánh sáng nhẹ lên Phần Tối Shadows của mẫu để giảm sự tương phản , giảm Ratio như tôi đã nói ở Phần 2.

Vấn đề thiết bị:

1.Snoot: là 1 cái ống bạn gắn lên đầu Flash để ánh sáng hẹp lại, không lan tỏa ra hai bên :

Snoot cho External Flash


Snoot càng dài thì ánh sáng càng hẹp, giúp ta có thể điều chỉnh để rọi sáng 1 phần nào của mẫu như tạo rim light cho tóc, hoặc chiếu sáng mẫu nhưng không ảnh hưởng đến những thứ xung quanh mẫu , như sàn nhà, cầu thang nơi mẫu đứng v.v.v

Ta chẳng cần phải mua 1 cái snoot cho flash. ta có thể làm bằng giấy cứng .v.v.v hãy làm ba cái với 3 độ dài khác nhau. Gắn camera và soi vào tường chụp thử xem độ rộng của ánh sáng đó như thế nào .

2. Flash mount adapter : dùng để gắn flash lên Light Stand, có nhiều loại flash mount có thể gắn cả softbox cho đèn flash nhưng đa số đều có lỗ để gắn Umbrella ( dù )
Add thêm phần này vào đây để mọi người tham khảo :


PHẦN 3-C: Quality Of Light - Chất lượng Ánh Sáng.
Thấy nhiều bác hay hỏi về cái loại Umbrella - Diffuser tôi biết đây là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất , nhưng với tôi cả 3 yếu tố của ánh sáng ( Hướng- Chất lượng - Số Lượng đều quan trong như nhau. Chỉ có 3 yếu tố này thôi nên mong mọi người luôn nhớ về nó.
Vì Phần 3 là phần về strobist nên tôi tạm thời viết về các loại External Flash, sẽ đi sâu vào các thiết bị cao cấp khi đến phần Studio.
Khi nói về Chất Lượng AS có nghĩ là ta đang nói về soft, hash v.v.v của ánh sáng trên chủ thể .Ai cũng có thể liên tưởng ra việc tại sao ta phải dùng Flash bounce lên trần nhà mà không đánh trực tiếp vào mẫu. Ta cũng có thể nghĩ đến tại sao ta phải bỏ tiền ra mua các loại diffuser như Omni , Gary Fong để gắn vào Flash . Nhưng chắn chắn ai cũng biết đến Dù -Umbrella:
Umbrella - Dù . là thiết bị đơn giản và hiệu quả cho strobist, nó gọn nhẹ , rất dễ dàng mang theo khi đi chụp ngoại cảnh. Dù trắng Shoot Thru là loại dù dùng để bắn flash xuyên qua nó đến chủ thể. Nó là loại dù có anh sáng soft Tương đương với Softbox và soft hơn các loại dù dùng để Bounce ( dội sáng từ bên trong dù ngược về chủ thể) . Cho dù dùng dù nào hay soft box nào thì cũng chỉ cần nhớ vài điều, ta tạm gọi các loại dù hay soft box là nguồn sáng nhé:
1. Mẫu càng gần nguồn sáng thì ánh sáng càng soft ( ít bóng đổ shadows ) . Hãy thí nghiệm bằng cách giơ 2 bàn tay gần về bóng đèn và quan sát bóng đổ của nó. Đây vấn đề về Quality Of Light- Chất Lượng AS.
2. Nguồn sáng càng gần mẫu thì mẫu càng sáng thêm và ngược lại ( đây là vấn đề về Quantity Of Light -Số Lượng AS.
3. Nhiệt độ màu của Flash luôn luôn = DayLight = 5500K
Ưu diểm của việc dùng dù là gọn gàng tiện lợi , cho ánh sáng soft , nhưng Nhược điểm của nó là ánh sáng sẽ tỏa ra rất rộng. Nhưng nếu chụp ngoại trời thì rất Ok vì phần ánh sáng dư đó chẳng hit vào đâu cả. Nhưng trong 1 studio nhỏ , nó có thể sẽ là 1 vấn đề lớn vì ánh sáng sẽ hit vào backdrop.
Ta có thể chụp 1 dù, 2 dù hoặc 1 dù kết hợp với 1 reflector.
ẢNh được chụp duy nhất với 1 Flash và 1 Shoot Thru Umb, Không có hắt , ta có thể thấy Modeling ( độ chuyển giãu 2 vùng sáng tối ) trên mặt mẫu rất mịn, và phần highlight không bị Hash - Gắt

Reflector- Hắt sáng ta có nhất thiết phải mua 1 cái hắt sáng không ? Xin thưa là không vì nếu ánh sáng reflect thì cái giống gì màu trắng nó cũng sẽ reflect : vải , giấy , xốp , nhựa .....,
Ta có thể mua 1 miếng soft trắng ( loại mà người ta lót thùng nước đá ) mà dùng nó để hứng ánh sáng từ flash chính ( Key Light) và bounce ngược nó về chủ thể để như là Fill Light. Ta cũng có thể dùng nó như là 1 cái reflect umbrella hay dể Bounce ngược AS vầ phía mẫu như là 1 Key Light. Hoặc nếu ta có 1 tấm xốp lớn ta có thể dùng nó như là 1 Soft box lớn bằng cách :

Dựng tấm bảng lớn ( tấm xốp ) theo hướng thích hợp về phía mẫu , rồi dùng 1 flash rời chiếu thẳng vào nó , ánh sáng sẽ dội lại như là 1 soft box lớn

Grid : có thể gọi đó là 1 loại lưới , để gắn trực tiếp trên flash , nó ảnh hưởng dến Quality Of Light . grid thì có loại lỗ thưa lỗ , nhỏ, và độ dày mỏng khác nhau .

Thực hành số 2: Flash và Ambient light

Nếu bạn được mời đi chụp 1 đám cưới , 1 event hay chân dung editorial của Bill Gate trong phòng làm việc, nơi ánh sáng rất yếu, bởi chỉ dùng các bóng đèn vàng ? Bạn sẽ chụp như thế nào? Bounce flash lên trần ư ? Không ! vì khi Bouce Flash lên trần thì ánh sáng dội xuống sẽ làm tối 2 hốc mắt. Huống chi nếu trần đó quá cao hoặc bạn phải chụp người mẫu đang đứng giữa đường phố sặc sỡ hoa đèn ? Bạn làm sao để cân bằng ánh sáng Flash và ánh sáng Ambient?
Nếu là 1 máy P&S hoặc khi ta chụp chế độ tự động, thì người mẫu sẽ đứng sáng nhưng xung quanh người mẫu thì đen thui.

Với bài thực hành hành này thì bạn hãy chỉnh flash sao cho đúng sáng chủ thể . Có thể Flash bạn gắn trên camera và bạn đang ở chế độ E-TTL
* Lưu ý: Khi ở E-TTL bạn không bao giờ phải lo người mẫu thiếu sáng vì Khẩu càng khép thì Flash sẽ đánh càng mạnh để mẫu luôn đúng sáng . Còn khi dùng Off Camera Flash hoặc chỉnh cường độ Flash Manual thì bạn hãy cố chỉnh Flash sao cho tương ứng với khẩu độ mà bạn đã khép , mục tiêu là để chủ thể đúng sáng ( cũng giống như bài thực hành số 1 )
Bước 1: Set ISO về 100, khẩu bất kì . tốc độ = max sync ( ví dụ 1/250 ) .Hãy chụp thử 1 tấm với cường độ flash đúng sáng cho chủ thể. Kết quả sẽ là 1 tấm ảnh chủ thể đúng sáng nhưng background tối thui.
Lúc này nếu bạn có thể thử tăng giảm khẩu thì đèn cũng sẽ phải tăng giảm theo để đúng sáng chủ thể , nhưng cái background tối thui đó thì không thay đổi.
Bước 2 : Bạn giảm tốc độ độ theo từng stop , như 1/125s - 1/60s - 1/30s - 1/15s , mỗi 1 bước giảm tốc độ đi 1 stop , khẩu và flash giữ nguyên , bạn sẽ thấy background sáng dần lên trong khi chủ thể vẫn không thay đổi .
Nếu bạn đã phải kéo khẩu độ về đến 1/8s thì backbround mới sáng như ý bạn muốn . Bạn sẽ làm phải làm sao ? ở tốc độ 1/8s và 1/15s đa số trường hợp người mẫu sẽ bị nhèo 1 chút . Còn Từ 1/30 trở lên là khá an toàn vì Flash sẽ bắt dính chủ thể (trừ 1 số trường hợp đặt biệt)
Bước 3 : Bạn tăng ISO từ 100 lên 200 thì background lý tưởng của bạn sẽ đạt được ở tốc độ 1/15 ( thay vì 1/8 ) Bạn tăng ISO gấp đôi thì bạn lợi gấp đôi tốc độ . Hãy chụp thử với 1 tấm ở ISO 400, lúc này background lý tưởng của bạn sẽ ở tốc độ 1/30. khá an toàn để cho flash bắt dính cử động của mẫu thay vì 1/8s blur từa lưa.
Tốc độ càng chậm càng nhiều ambient light hơn
ISO càng cao => Tốc độ càng cao = nhưng ambient light vẫn rực rỡ như khi tốc độ thật chậm .
Vấn đề đặt ra: Ai cũng bảo ( kể cả sách nhiếp ảnh ) cũng bảo rằng tốc độ chỉ ảnh hưởng đến background không ảnh hướng sáng tối của mẫu . Và ai cũng bảo Flash có thể bắt dính cử động ở mọi tốc độ ( có thể dùng 2nd Curtain) Tôi xin khẳng định các ý kiến đó là sai lầm .


Tiếp theo PHẦN 3-C: Quality Of Light - Chất lượng Ánh Sáng.

Chúng ta đang bàn về Chất Lượng AS - Quality Of Light và sự tương quan giữa Flash và Ambient Light nên tôi muốn bàn thêm về 1 vấn đề mà tôi rất phân vân và đắng đo trước khi chụp. Đó là Nhiệt độ màu:
GEL VÀ MÀU CỦA ÁNH SÁNG.
Thứ nhất xin nhắc lại Flash cóc = External Flash = Studio Strobe = Day light = 5500K .
Còn Studio Hot Light : Bóng đèn vàng : đèn tròn : đèn sợi tóc: đèn trong Ballroom event ( sảnh đám cưới) = Tungsten = đâu đó khoản từ 2800K cho tới 3500K tùy nơi , tùy đèn.

Sau khi bạn có vài tấm hình vừa ý ở phần thực hành số 2 , bác đó để ý thấy ánh sáng trên chủ thể có màu trắng , trong khi ánh sáng của Ambient có màu vàng ? Bạn có thể kéo độ màu K trong file Raw nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến cả 2 màu của 2 ánh sáng đó.
Mục đích của Flash nói chung và Strobist hay Studio nói riêng là làm sao để ánh sáng co Flash mà như không có Flash ( Cho dù có nhiều nguồn sáng đi chăng nữa ).
Muốn cả hai ánh sáng trên mẫu và ánh sáng Ambient Light có cùng màu người ta thường Gel ( giấy kiếng có màu , giấy gói bánh in ở VN hay dùng để cúng đó haha)
Có nhiều loại Gel dành cho các loại ánh sáng sáng nhau , ở đây tôi chỉ xin nói về 1 loại ánh sáng thường gặp nhất đó là Tungsten.
Nghĩ đến Tungsten ta nghĩ ngay đến màu màu cam của các bóng đèn tròn . Cho nên người ta thường dùng 1 loại Gel màu Cam ( orange) với tên gọi là CTO để gắn lên phía trước đèn flash . Mục đích là ánh sáng trắng của Flash sau khi đi qua lớp gel đó sẽ có ánh sáng vàng và ảnh sẽ có ánh sáng tự nhiên hơn , ít thấy sự hiện diện của Flash hơn.
CTO : có người dịch là Color Temperature Orange , có người dịch là Convert To Orange. Thôi là gì cũng được miễn ta biết nó dùng để Convert ánh sáng Daylight 5500K của Flash sang ánh sáng Tungsten của Ambient Light là được rồi. Nhưng ánh sáng của Tungsten mỗi nơi mỗi khác ( trải từ 2800K đến 3500K) bởi vậy mới có các loại CTO với độ đậm nhạt khác nhau như Full CTO , 1/2 CTO , 1/4 CTO.
Tấm này tôi dùng gel 2 miếng gel 1/4 CTO tương đương với 1 miếng 1/2 CTO để gắn lên trên Flash, ánh sáng sẽ có màu hơi vàng ( cam ) gần với màu của ánh sáng trong phòng , flash đánh thẳng vào mẫu , không bounce :
Ngoài CTO còn có các loại Gel khác như màu green để dành cho chụp trong môi trường Fluorescent .v.v.v...
" chán quá, thôi ngưng ở đây, để mai viết qua phần Studio luôn "

PHẦN 4 : STUDIO TỪ CĂN BẢN ĐẾN NÂNG CAO
HOT LIGHT
a Studio là cái gì ?
b Thì là cái phòng chụp chứ là gì.
a Nhưng tại sao phải chụp trong Studio ?
b Vì chụp Studio ta control được Direction of Light- Hướng Ánh Sáng.
a Nhưng Chụp ngoài trời , ngoài phòng khách thậm chí ngoài đường ta vẫn control được Hướng Ánh Sáng mà ( dân strobist off camera flash mà lị ) ?
b Điểm khác biệt lớn nhất chính là ta muốn có ánh sáng đồng nhất .
aÁnh sáng đồng nhất là sao ?
bLà không có phần trăm ambient light nào ảnh hưởng đến ảnh cả , dùng đèn gì thì trong ảnh chỉ có ánh sáng của đèn đó thôi.
a Dùng đèn gì ra ánh sáng đèn đó là sao?
b Là nếu muốn dùng Strobe Lighting thì dùng , muốn dùng Continuous Lighting thì dùng , hoặc kết hợp cả hai cũng được.
a Strobe Lighting là gì ?
b Là Flash đó , <> 1 phát là nổ , í không <> 1 phát là chớp .
a Vậy còn Continuous Lighting là sao ?
b Là đèn lúc nào cũng sáng .
a Vậy là bóng đèn tròn đúng không ?
b Đúng nhưng chưa đủ . vì Continuous Lighting còn gồm đèn Tungsten, đèn Fluorescent, đèn Led .. đèn pin , đèn dầu . hí hí nói giỡn thôi chứ chỉ có Hot Light là phổ biến nhất thôi
a Sao tự nhiên lòi ra thêm cái Hot Light nữa ?
b À Hot Light là Tungsten light là cái bóng đèn tròn đó mà .
a Sao lại gọi nó là Hot Light ?
b Tại vì nó Hot , hot đây là nóng đó chứ không phải "gắt " hay hấp dẫn sexy đâu.
a Bóng đèn tròn thì nóng , vậy thì ai mà thèm dùng ?
b Dân Videography dùng. Dân Photography ham rẽ chơi luôn để chụp tĩnh vật và đồ ăn.
a Tại sao chỉ chụp tĩnh vật và đồ ăn?
b Vì đỡ chói hơn flash , lúc nào cũng sáng, dễ nhắm qua Camera. Ít ai chụp mẫu vì nóng và chói mắt nên mẫu diễn không được vả lại ánh sáng thừong không đủ sáng để có đựơc khẩu độ và tốc độ như ý, trong khi chụp still life thì có thể để lên tripod phơi sáng bao luâ cũng đựơc mà không lo thiếu sáng hay nhòe hình .
Mà cái Hot Light đó chơi bóng đèn vàng thì chụp cái gì lên cũng vàng khè hết sao?
b Hot Light là Tungsten Light nên chỉ cần chỉnh White Balance của máy về tungsten thì ánh sáng trắng bóc , xinh đẹp như Daylight thôi ."Click vô đây coi nè "
a Cái Hot- Light đó mắc không ?
b Rẽ hơn Strobe
a Cái Hot- Light đó có bền không ?
b Bền hơn Strobe. nồi đồng cối đá lắm .
a Cái Hot- Light có phải cắm vào bộ phận nào không , giống như cục bự bự của strobe đó ?
b Không ! cắm điện vào như là cắm cái đèn bàn vậy thôi .
a Cái Hot- Light nhìn ra làm sao ?
b Nhiều kiểu tân thời lắm , nhưng nguyên gốc nhất , phổ biến nhất và nồi đồng cối đá nhất là cái này " Click vô đây "
a Thì ra là cái đó , sao thấy đa số cái hot Light người ta găn 4 cái miếng gì phía trước vậy ?
b Cái đó gọi là Barndoors . dùng để chỉnh Hướng Ánh Sáng - Direction Of Light.
a Sao không dùng soft box hay dù ?
b Bự quá , nóng quá hư soft box làm sao . Người ta chỉ dùng với Barndoors và Grid là chủ yếu thôi.
a Grid là cái gì ?
b Là cái lưới giúp Chất Lượng Ánh Sáng - Quality Of Light dịu hơn , soft hơn và còn giúp điều chỉnh Quantity Of Light - Số Lượng Ánh Sáng nữa .
a Tai sao Grid lại dính tới Số Lượng -Quantity Of Light ?
b Vì mấy cái Hot Light từ thời Càn Long như cái hình trên thì không có chỉnh cường độ ánh sáng được nên nếu muốn tối đi thì phải dùng Grid cản bớt ánh sáng. Ngày nay nhiều Hot-Light tân thời lắm thiết kế không thua gì 1 cái strobe xịn


Tiếp Theo PHẦN 4 : STUDIO TỪ CĂN BẢN ĐẾN NÂNG CAO

LIGHT METER - máy đo sáng
Light Meter - máy đo sáng là cái không thể thiếu trong Studio. Chắc rằng nếu không có Light Meter bạn vẫn có thể chụp được 1 tấm đúng sáng bằng cách xem LCD, Histogram v.v.v...Nhưng như tôi đã nói ở phần trước, trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, ta cần mọi thông số phải chính xác , chứ không phải chụp theo cảm tính, ví dụ như Ratio giữa 2 phần sáng tối trên mặt mẫu, sản phẩm...là bao nhiêu , Ratio giữa mẫu/ sản phẩm..với background là bao nhiêu ( Xin tạm gọi từ Background để chỉ cái Backdrop , cái phông nhé). Bởi thế nếu bạn đã có 1 cái Studio ở nhà thì tôi thành thật khuyên bạn nên sắm 1 cái Light Meter , không những nó chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà nó còn giúp bạn phát triễn những sáng tạo của mình cao hơn, xa hơn, chính xác và chuyên nghiệp hơn.
Vậy nên mua loại Light Meter nào / Hiện nay có rất nhiều loại Light Meter , nhưng nếu bạn ra ngoài mua hãy chắc rằng bạn mua đúng cái Light Meter - Máy Đo Sáng chứ đừng mua lộn cái Color Temperature Meter ( máy đo nhiệt độ màu ) vì chúng nhìn khá giống nhau. Tuy nhiên với 1 số Light Meter đắt tiền hiện nay , chúng thường tích hợp thêm cả Color Temperature Meter trong đó nữa.
Light Meter có thể có tất cả hoặc chỉ có 1 hoặc vài chức năng đo sáng như :
Ambient: Đo sáng Ambient Light ( đo sáng môi trường xung quanh) . Camera chúng ta là đo sáng là đo Reflected Light ( ánh sáng phản chiếu từ vật vào camera và quy tất cả về 18% gray nên hoàn toàn không chính xác ) Còn Light Meter đo Incident Light ( Ánh sáng chiếu trực tiếp vào Light Meter nên rất chính xác , đây chính là cái chúng ta cần ) Có 1 số Light Meter có thể đo được cả hai kiểu Indicent và Reflected bằng Spot Metering.
Flash: Bạn chụp Studio bạn hãy chắc rằng cái Light Meter bạn mua có thể đo được Flash. Bạn chụp strobist ngoài trời với External Flash ( 580ex, SB 600vv) bạn vẫn có thể đo thoải mái mà không cần nối dây nhợ Pocket Wizard gì hết , chỉ cần giũ nút ( hold), khi flash sáng lên nó sẽ báo cho bạn biết bạn cần khẩu độ/ tốc độ bao nhiêu. Cách này phải nhờ ai đó khai hỏa Flash giùm .
Flash Cord: Bạn có thể dùng Pc synce cord, Pocket Wizard gắn vào Light Meter để có thể vừa cầm Light Meter vừa khai hỏa Flash. Một số laoi5 dắt tiền nó tích hợp luôn khả năng tương thích với Pocket Wizard , bạn không cần phải gắn PW vào , bạn chỉ cần chọn channel trong menu của Light Meter tương ứng với channel của PW wizard đang gắn trên Monolight hoặc Power Pack. là bạn có thể khai hoa flash bất cứ lúc nào bạn đo sáng .
Ngoài ra còn có đo EV, đo Color , Spot vvv nhưng cơ bản ta chỉ cần nhiêu đó
Tôi nghĩ không cần 1 cái quá gồ ghề và đắt tiền, 1 cái Sekonic L-308s đủ các yêu cầu nhưng giá khá rẽ

Tiếp Theo PHẦN 4 : STUDIO TỪ CĂN BẢN ĐẾN NÂNG CAO
Vì đây là " từ căn bản đến nâng cao" nên những ai nghĩ mình chỉ cần biết bật tắt và chỉnh cường độ đèn flash là có thể chụp Model thì ráng đợi chút nhe
Trong POst trước tôi đã giới thiệu về cái đèn căn bản và dễ xài nhất của studio là Hot Light và dụng cụ không thể thiếu của Studio là Light Meter. Bây giờ bạn đã có thể chụp High Fashion chuyên nghiệp chưa ? hihihi. Chúng ta hãy làm 1 thực hành nho nhỏ để nắm rõ hơn về tính chất và cách sử dụng của 2 dụng cụ trên trước khi đi qua các loại đèn khác.
Phần thực hành Hot Light và Light Meter
Nếu bạn từng là sinh viên cac ngành Kiến trúc, Mỹ thuật Công Nghiệp, Hội Họa chắc chắn bạn đã biết mấy cái cục thạch cao này. Mấy cai cục này tạt qua chỗ nào dạy vẽ cũng có , còn không bạn cứ kiếm cái cốc cái tách hay cái gì màu trắng cũng được .
Ok , thạch cao màu trắng , mặt bàn màu trắng , background màu trắng. cái gì cũng màu trắng. Bạn hãy dùng 1, 2 hoặc 3 đèn Hot Light để chụp tấm ảnh sao cho các cạnh của các vật không bị clip vào nhau ( merge tone), sáng tối của các vùng các cạnh phải khác nhau. Ví dụ như các vật màu trắng không bị dính , tiệp màu vào background màu trắng.
Như tôi luôn nói ở phần trước , ta xem ảnh chụp ảnh là xem ánh sáng , Còn ánh sáng thì là Shadow và Highlight, Nếu Art Diretor bảo bạn rằng ông ta muốn giữa vùng sáng và tối của đồ vật có Ratio 4:1 ( như tôi đã nói ở phần trước 4:1 là 2 khẩu chệnh lệch) , và Ratio 1:2 ( 1 khẩu chênh lệch ) giữa đồ vật và background thì ta phải làm sao.

Sau khi set các đèn Hot Light để có ánh sáng gần giống . Camera đặt trên Tripod đề phòng tốc độ chậm .ISO 100. Dùng Light Meter để đo sáng vào phần sáng highlight của vật sản phẩm ( phần hứng ánh sáng nhiều nhất). Trong Light Meter ta chọn chế độ đo Ambient ,set ISO ở 100, Nếu Light meter của bạn có Aperture Priority Metering ( chọn khẫu độ máy báo tốc độ ) thì sẽ rất tiện trong trường hợp này , đa số Light Meter chỉ có ( Shutter Priority). Lưu ý : vì đây là Tungsten Light , có nghĩa là Ambient Light nên ta phải chú ý đến cả 2 giá trị Tốc độ và khẩu độ khi chụp trong studio( không như Strobe Flash) .

Khi đo từng vùng sáng cho từng đèn ( từng vùng sáng) hãy tắt các đèn còn lại đi , hoặc dùng người che đèn , dùng tay che 1 bên light meter.

Nếu Light Meter bào rằng ở vùng sáng của vật là f/8 - 2" ( 2 giây ) thì bạn phải chỉnh đèn sao cho vùng tối của vật là f/4 - 2'' ( tối hơn 2 khẩu ) và background là f/5.6 - 2'' ( tối hơn 1 khẩu ). Vậy khi chụp thì ta chụp với khẩu bao nhiêu và tốc bao nhiêu ? hihihi

Nếu ánh sáng chênh lệch không đúng với Ratio bạn mong muốn ( Vấn đề về Số Lượng Ánh Sáng - Cường Độ - Quantity) thì bạn có thể chỉnh bằng cách kéo đèn ra xa ? hoăc gần hơn, goặc có thể dùng Grid, để cản bớt ánh sáng . Tất nhiên sau khi chỉnh bạn phải đo sáng lại xem chính xác chưa .

Nếu Ánh sáng gắt quá bạn có thể gắn Grid để làm dịu ánh sáng đi ( Quality - Chất Lượng AS)

Nếu
Ánh sáng của hai đèn nào đó không phải là background light dính vào background làm background sáng hơn chủ thể thì sao ? Ta dùng barndoors hoặc bất cứ vật gì , như một tấm bìa màu đen gắn bên cạnh đèn để cản ánh sáng đó lại.

Mọi thứ Ok , bây giờ bạn chụp: Tấm ảnh sẽ ra thế này :

Nó vàng khè vì camera của bạn đang để White Balance ở chế độ Auto hoặc Daylight, trong khi Hot Light là Tungsten, Sau khi chuyển chỉnh lại chế độ White Balance trên máy về Tungsten ( hoặc chỉnh độ K về đâu đó chừng 3200K ) Chụp lại 1 tấm bạn sẽ có tấm hình như vầy :


Tấm ảnh của bạn đã đẹp nhưng Tấm ảnh đó đã có White Balance chính xác chưa ? Xin thưa là chưa vì bạn chỉ biết rằng đèn của bạn là Tungsten , nhưng tungsten bao nhiêu độ K? vì nó kéo từ đâu đó 2800K cho tới 3500K) nó có bằng với độ K của Camera hay tungsten mặc định trong máy bạn không ? Chắc chắn là không ( bạn hên lắm 1/1000 lần thì mới trúng) . Muốn chính xác hơn thì bạn có vài lụa chọn như :

- Dùng Color Temperture Meter : cách này tốn tiền quá , không chơi.
- Dùng Gray card : Chụp ảnh cái gray với ánh sáng đó rồi set Custom White Balance ,; mất thời gian qua , không chơi. Huống chi gray ca cũng nhiều hiệu chất lượng khác nhau , dùng cho film và digital khác nhau .
- Chụp ảnh cái gray card với với ánh sáng đó rồi dùng PS chỉnh thêm cho chính xác hơn: cách này tôi chơi .

Tấm ảnh này tôi không chụp với Tungsten Light , bạn có nghĩ nó bị ám vàng không :
biết ảnh still life nào chụp bằng Tungsten Light và ảnh Still life nào chụp bằng Flash Strobe . Nếu bạn trả lời được chính xác 100% thì bạn đúng là siêu nhân rồi .Tungsten = Hot Light = Bóng đèn vàng . Vậy cái gì Hot Light chụp được thì cái đèn học, đèn ngủ của bạn vẫn chụp still life studio được
. Cần gì phải đợi có 1 đàn Strobe của studio rồi mới bắt đầu chụp Still Life
Câu Đố Cho Mọi Người

Đèn đặt cách mẫu 2 mét . Đo sáng trên mặt mẫu là f8 , đời đèn lại cách mẫu chỉ còn 1 mét thì đo sáng sẽ được f mấy ?
nếu bạn trả lời dược câu này thì bạn sẽ đỡ mất thời gian đo sáng lần nữa sau khi dời đèn hihihi

vn photo.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét